TRANG CHỦ   |   GIỚI THIỆU   |   PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG   |   SƠ ĐỒ CHỈ DẪN   |   LIÊN HỆ GÓP Ý  
THÔNG TIN PHÒNG KHÁM
GIỚI THIỆU
PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG
SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN
VIDEO CÁC BÀI GIẢNG
TRANG THIẾT BỊ
SƠ ĐỒ HƯỚNG DẪN
DỊCH VỤ PHÒNG KHÁM
KHÁM CHỮA BỆNH
TƯ VẤN PHÒNG BỆNH
TỰ CHẨN ĐOÁN BỆNH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP
CHẾ ĐỘ HỌC TẬP
ĐĂNG KÝ HỌC TẬP
LIÊN HỆ PHÒNG KHÁM
GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN
LIÊN HỆ GÓP Ý
ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH
LƯỢT TRUY CẬP
   Đang online: 1
  Lượt truy cập:460076
HIẾM MUỘN

Hiếm là so với ngày xưa “sinh năm đẻ bảy được vuông tròn”. Bây giờ theo chính sách dân số kế hoạch hóa ta chỉ sinh 2. Nếu sinh 1 thì so với 2 là ít hơn thì gia đình thấy xót xa nên bảo là hiếm. Muộn là so với người mắn. Mắn là tình trạng các cụ nói: “đàn ông mới qua đầu giường đã chửa”. Bình thường các cụ cho là “đầy năm mẹ thì đầy tháng con”. Bây giờ cưới xong 1 năm, 2 năm, 5 năm rồi mà chưa thấy gì thì được gọi là muộn.

Hiếm và muộn đều có nhiều nguyên nhân: “tại anh, tại ả, tại cả đôi đường” nên cần tìm xem do đâu mà chữa. Chữa có thể được nếu máy hỏng vừa. Nếu hỏng nặng thì khó lắm đấy, có khi đành bảo “phận mỏng phúc hèn”, “phúc mỏng phận hèn mà trời không cho”, đã nói trời không cho thì cần phải nghĩ tới tu nhân tích đức. Tu là tu thế nào, tích là tích thế nào, xin bàn ở dưới đây.

            Trước hết ta hãy tìm hiểu qua về cấu tạo cơ quan sinh dục nam và nữ, quy trình hoạt động của các cơ quan này.

            Cơ quan sinh dục nam gồm tinh hoàn, dương vật, thừng tinh, ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt.

            Tinh hoàn làm 2 nhiệm vụ: sản xuất nội tiết sinh dục là testosteron – có chất này mới có hoạt động tình dục, có ham muốn, có hăng hái. Tinh hoàn sản xuất tinh trùng. Có tinh trùng đủ khỏe, đủ mạnh mới chui được vào trứng để làm tổ, thành thai.

            Tuyến tiền liệt ở cổ bang quang sản xuất dịch nhầy để cho tinh trùng sống bơi lội trong dịch, đồng thời làm trơn nhờn, cho khoái cảm.

            Cơ quan sinh dục nam còn có dương vật. Cấu tạo dương vật xen vào các tổ chức cơ là các hốc mạch gọi là thể hang. Bình thường thì xẹp, “nhũn như con chi chi”. Nhưng khi được kích thích và có đáp ứng thì máu ùa vào các hang hốc làm dương vật cứng lên như quả chuối. Có căng cứng mới có khả năng “này, nọ”. Không cương cứng được gọi là liệt dương. Đã liệt thì có “đi lại” được đâu. Dương vật phải sạch, không lở loét, không nhiễm trùng thì tinh trùng mới sống được.

            Cơ quan sinh dục nữ cấu tạo gồm buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo, âm hộ. Buồng trứng cũng có 2 chức năng là sản xuất ra trứng, trứng to dần lên. Từ 13 tuổi (gọi là dậy thì – có 1 trứng chín. Ngày nay sinh hoạt mở nên dạy thì của các cháu ở thành phố có thể sớm hơn 1 đến 2 tuổi). Trứng chín lăn ra khỏi bọc lăn theo ống dẫn trứng vào tử cung để chờ đợi. Chờ không thấy, đợi không xong thì trứng thải ra ngoài. Tử cung ngoài có cơ, trong có niêm mạc. Trứng từ nhỏ đến lớn là niêm mạc tử cung cũng dày lên, mạch máu phát triển. Trứng chín nếu gặp tinh trùng sẽ tạo thành phôi thai. Phôi thai nằm trong khối niêm mạc tử cung này đó là có chửa. Nếu trứng không gặp tinh trùng, niêm mạc tử cung sẽ bong ra hình thành kinh nguyệt.  Người phụ nữ bình thường mỗi tháng thấy kinh một lần vào khoảng ngày thứ 27-28-29. Sau đó sạch kinh lại hình thành chu kỳ mới. Mỗi chu kỳ khoảng 28-30 ngày là bình thường. Có người tháng này 28 tháng sau lại 35 ngày mới thấy kinh, có người tháng thấy 2 lần, có người 2-3 tháng mới thấy một lần đó gọi là kinh không đều. Kinh không đều thì việc tạo bào thai cũng khó. Có người hành kinh đau bụng, có người rong kinh. Kinh không chỉ ra 3 ngày mà có khi kéo dài tới 7-8 ngày hay lâu hơn nữa, gây mất máu, thiếu máu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, mệt mỏi.  Đau bụng kinh có thể tại màng trinh dày, có thể tại tử cung gấp khúc gây cản trở ra kinh, lạc nội mạc tử cung, âm đạo, âm hộ có thể bị nấm, bị nhiễm trùng, ra khí hư màu vàng hay đen, mùi hôi….

Hoạt động của cơ quan sinh dục được hệ thống thần kinh và thể dịch điều khiển.

Trước hết nói về thần kinh: có vỏ não là nới chứa các tế bào não, nơi tập hợp các kích thích và phát ra các lệnh cho các cơ quan hoạt động. Dưới vỏ não có hạ khâu não, là trung khu phân tích và tổng hợp thông tin từ ngũ quan ( tai, nũi, mắt, lưỡi, da) truyền vào. Dưới hạ não có tuyến yên. Tuyến yên chia 3 thùy: thùy trước, thùy giữa và thùy sau. Thùy giữa là thùy thần kinh liên hệ chặt với vùng dưới đồi. Thùy sau tiết ra chất gây co bóp tử cung, mạch máu và chất điều khiển tiểu tiện ADH. Còn thùy trước tiết ra các chất nội tiết điều khiển hoạt động của các cơ quan như cơ, xương để cơ thể phát triển (to, lớn) kích thích hoạt động tuyến sinh dục, tuyến thượng thận, giáp trạng, tụy tạng…Khi tuyến yên tăng hoạt động phần nào thì các tuyến dưới sẽ đáp ứng cũng tăng hoạt động. Tuyến yên tăng hoạt động là do não nhận được nhiều thông tin, chỉ huy xuống tuyến hạ khâu não. Hạ khâu não giảm hoạt động thì tuyến yên cũng giảm. Cơ quan sinh dục giảm hoạt động thì sẽ sinh hiếm muộn.

Nguyên nhân gây hiếm muộn:

Vậy là phải kể từ trên xuống:

Nếu thần kinh yếu, cơ thể yếu thì không chỉ huy được hoạt động của cơ quan sinh dục. Tinh trùng thiếu hay yếu, trứng thiếu hay yếu thì làm sao có thể không hiếm, làm sao không muộn.

Nguyên nhân thứ 2 là do dị dạng cơ quan sinh dục. Tử cung nhỏ, vẹo, tinh hoàn teo, tắc vòi trứng hay ống dẫn trứng … tuyến tiền liệt teo hay phì đại, thiếu dịch nuôi tinh trùng, đó là nguy cơ hiếm muộn.

Thứ ba là các bộ phận bị viêm nhiễm như giang mai, lậu, nhiễm nấm hay trùng roi âm đạo tạo nhiều khí hư xẫm màu và hôi, tinh trùng vào là chết cũng gây hiếm muộn.viêm tắc vòi dẫn trứng .tử cung bé ,tử cun vẹo …

Cuối cùng là chế độ ăn uống và sinh hoạt làm thiếu chất, tinh trùng yếu, trứng yếu. Hoặc “đa dâm bại thận” nghĩa là sinh hoạt quá mức là cơ quan sinh dục yếu kém dẫn tới hiếm muộn. Tuổi 15 -16 có thai phải nạo bỏ, gây nhiễm trùng, viêm tắc vòi trứng. Tuổi 16-20 thủ dâm, đến lúc lấy vợ thì bị liệt dương, xuất tinh sớm … Khi có chồng, có vợ thật sẽ vô sinh, sẽ hiếm muộn.đấy là trời đã cho rồi ta tự hủy ,khi cầu trời sẽ chẳng thấu ,Vậy để đảm bảo hạnh phúc các gia đình muốn có nối dõi tông đừng hãy xin nhắc con cháu từ lúc còn trẻ .Các sách báo ,phim ảnh ,các quảng cáo khiêu dâm nên cấm lưu hành mới giúp chống hiếm muộn .

Vậy điều trị hiếm muộn thế nào:

Đông y chú ý tới thận và cân bằng âm dương, thận sinh tinh. Tinh  là chỉ các hoạt động liên quan đến hoạt động sinh dục như: kinh đều hay không, có cương dương, có đủ tinh trùng hay không, chất lượng tinh trùng ra sao? Thận khỏe sẽ không có hiếm, cũng không bị muộn.

Thuốc chữa vào thận có thận âm và thận dương. Thuốc tốt cho thận dương có Dâm dương hoắc, Ba kích, Nhục dung, Kỷ tử, Tắc kè, Cá ngựa … Thuốc tốt cho thận âm: Thục địa, hoặc cả bài Lục vị (Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Đan bì, Phục linh, Trạch tả…) Khi bị viêm nhiễm, khí hư cần thuốc ngâm rửa cho sạch như: Hoàng liên, Thương truật, Phèn phi, Lá móng. Khi chất lượng trứng và tinh trùng yếu cần chú ý chế độ ăn đủ, nghỉ nhiều và uống thuốc cả bổ âm lẫn bổ dương. Khi kinh không đều cần điều kinh như: Hương phụ, Ích mẫu, Ngải cứu, Xuyên khung, Đương quy …

Tu nhân tích đức chính là chế độ sinh hoạt lúc trẻ, ham chơi, ham tìm của lạ sẽ gây suy sớm. Khi xây dựng gia định thật thì của quý đã cạn còn đâu để tạo “nối dõi tông đường”. Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền cho các loại thuốc “khang kiện” quá mức, quá thô. Phim ảnh trần truồng gợi cảm nhiều cũng là nguyên nhân thanh thiếu niên tò mò . Từ sự buông thả trong gia đình đến suy thoái tâm thể, trong đó có suy sinh dục cũng là điều cần quan tâm trong phòng hiếm muộn.

LIÊN HỆ LÀM VIỆC
Giáo sư, tiến sĩ
DƯƠNG TRỌNG HIẾU
0912554620

Từ 14h30 đến 19h30
Từ thứ 2 đến thứ 6

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN PHÒNG KHÁM DỊCH VỤ PHÒNG KHÁM CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN HỆ PHÒNG KHÁM
Giới thiệu về phòng khám Khám chữa bệnh Chương trình học tập Gửi câu hỏi tư vấn
Phương châm hoạt động Tư vấn phòng bệnh Chế độ học tập Liên hệ góp ý
Sách đã xuất bản Tự chẩn đoán bệnh Đăng ký học tập Đăng ký khám bệnh
Địa chỉ liên hệ và khám chữa bệnh: Nhà 41, ngõ 378 đường Lê Duẩn, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 0438524215, Mobile: 0912554620; Email: dongphuongyquan@gmail.com; Facebook: facebook.com/dongphuongyquan