TRANG CHỦ   |   GIỚI THIỆU   |   PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG   |   SƠ ĐỒ CHỈ DẪN   |   LIÊN HỆ GÓP Ý  
THÔNG TIN PHÒNG KHÁM
GIỚI THIỆU
PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG
SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN
VIDEO CÁC BÀI GIẢNG
TRANG THIẾT BỊ
SƠ ĐỒ HƯỚNG DẪN
DỊCH VỤ PHÒNG KHÁM
KHÁM CHỮA BỆNH
TƯ VẤN PHÒNG BỆNH
TỰ CHẨN ĐOÁN BỆNH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP
CHẾ ĐỘ HỌC TẬP
ĐĂNG KÝ HỌC TẬP
LIÊN HỆ PHÒNG KHÁM
GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN
LIÊN HỆ GÓP Ý
ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH
LƯỢT TRUY CẬP
   Đang online: 1
  Lượt truy cập:460064
TẾT Đến Đôi điều suy nghĩ Về Hoành phi _ câu đối

Người xưa có câu thứ nhất treo chữ thứ nhì treo tranh sự thực Hoành phi là bức tranh chữ _ cũng có nơi gọi là Hoành, là Biển ngạch hay Bài biển _ ngày xưa thường treo thuộc bình phong, nay treo đâu tuỳ chủ nhà, tùy ý trong chữ mà treo nơi thờ cúng hay treo nơi phòng khách để nhắc nhở, để tâm sự …

Giãi bày

          Các Hoành phi  ngày xưa chữ cô đọng mà nghĩa rộng.

Thí dụ: Tích thụ Kim hoa, Phụng tiên tư hiếu. Mỗi nơi treo phải chọn Hoành phi cho hợp. Thí dụ ở nhà thờ họ: Dương tộc từ đường, ở Đình chùa: Thánh cung vạn tuế, ở đền: Phối thiên kỳ trạch … Chữ ở cổng làng: Như Kiến đại nhân: Như gặp khách quí. Lai gia viễn: vui như đón bạn ở xa đến.

          Câu đối còn gọi là Doanh thiếp_Doanh liên_Đối liên, sở dĩ gọi vậy vì Doanh là cột, thiếp là tờ giấy, liên là liên kết. Đối là đi đôi, một cặp đối xứng, dân ta gọi nôm na là Câu đối.

          Câu đối cũng để ca ngợi để tuyên dương. Mừng tết, mừng xuân … Tất cả các nơi: Đình, đền, miếu, chùa, lăng tẩm, di tích đều có thể treo câu đối. Ngày xưa ông tổ làng nghề, hay người thi đỗ, chúc nhà mới, cửa hàng đều có câu đối. Trong ứng xử ngoại giao cũng dùng câu đối. Có câu đối chứa điển tích. Có câu đối để treo có câu đối để đọc.

Năm 1937 Nhà thơ Vũ Đình Liên có viết về 1 phong tục xưa:

                   Mỗi năm hoa đào nở

                   Lại thấy ông Đồ già

                   Bầy mực tàu giấy đỏ

                   Bên phố đông người qua.

                             Bao nhiêu người thuê viết

                             Tấm tặc ngợi khen tài

                             Hoa tay thảo những nét

                             Như phượng múa rồng bay …

Ngày xưa nói đến tết ai cũng thuộc câu đối:

                   Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

                   Nêu cao pháo nổ bánh trưng xanh.

Ngày nay

          Hoặc: Đỏ đào Nhật Tân, đỏ sóng sông Hồng xuân đẹp thế nét xuân Hà Nội

                   Xanh nước Hồ tây. Xanh cây Hoàn Kiếm tết vui thay vẻ đẹp Thăng Long

Tết xưa tết nay cũng khác nhiều nhưng tôi thấy càng ngày lại càng nhiều nhà treo chữ treo câu đối, câu đôi để răn dạy tu dưỡng thường treo ở nhà Họ. Nhà thờ nhiều người đỗ đạt làm quan to thì được nhắc:

 Thiện báo ác báo chi báo tốc báo chung tu hữu báo

                    Thiên tri, địa tri, nhĩ tri, ngũ tri hà vị vô tri.

Cụ Lê Trần Sáng dịch:

                   Thiện báo, ác báo, chậm báo, nhanh báo đến cùng đều có báo

                   Trời biết, đất biết, anh biết, tôi biết sao bảo không ai biết.

Có ông quan nhận 3 triệu đô của nước ngoài nhưng tòa án lại xử là lấy     4 nghìn đô tiền thuê nhà, có ông quan 10 năm làm khai thác bán bừa khoáng sản làm thất thoát hàng trăm nghìn tỷ đồng cạn kiệt tài nguyên ấy lại bảo là có công với nước nên chỉ xử về hưu. Tiền giấy không in, in tiền polime sai be sai bét chính phủ đã thanh tra mà lại bảo chỉ chuyển ngành.

          Câu đối chỉ đọc cho vui mà người nghe tự hiểu thí dụ Cao Bá Quát vịnh điếu cày:

                   Ra tay cầm cán sôi trong nước

                Ngậm khói phun mây sạch bụi trần.

Người làm câu đối có trí tuệ, người đọc câu đối cần có trí tuệ mới thấy hết cái sâu xa trong lời chúc lời phúng lời răn. Tôi biết mình kiến thức còn hạn hẹp nên chép lại chuyện thầy Đồ dạy học sinh làm câu đối, thầy dạy phải đối từng chữ từng ý rồi thầy ra vế đối:

                   Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc

Học trò hăng hái hưởng ứng nhưng bí liền hỏi:

_Thưa thầy: Thánh đối với thần được không ạ ?

_Được

_Sâu đối với nông được không ạ ?

_Gươm đối với giáo, nước đối với dân

_Được

_Gừng đối với nghệ

_Ngũ cốc thì đối với tam cò

_Được

          Thầy đang mải đọc sách Thánh hiền, trò hỏi từng từ thầy thấy đúng nên bảo được.

          Cuối cùng vế đối là:

                   Thánh sâu gươm nước gừng tam cò.

          Có phải đây cũng là bài học cho người làm nghề thầy không? Câu đối có loại đối thơ có loại đối phú có bằng có trắc có phép có cách không đối tùy tiện thế được. Câu đối cũng thể hiện khí phách trong ngoại giao:

                   Đồng cổ chí kim đài dĩ lục ( câu này để ca ngợi tượng đồng của Mã viện)

Cụ Nguyễn Tuấn đi sứ đối lại:

          Đằng giang tự cổ huyết do hồng (câu này nhắc đến chiến thắng Bạch Đằng của người Đại Việt

                   Nghe nói vừa qua bà con đánh cá của ta cũng bị trêu chọc làm khốn đốn.Hội đánh cá không sợ và lên tiếng phản đối, nếu hội đánh cá là hội cả nước bầu ra thì tiếng nói sẽ to hơn. Chỉ tiếc không ai làm được câu đối để lưu truyền chuyện này. Để kết những suy nghĩ tản mạn về Hoành phi Câu đối xin kể chuyện cụ Nguyễn Khuyến (Tam Nguyên Yên Đổ):    Có một làng buôn xin cụ chữ để treo ở Đình làng

          Cụ cho 4 chữ “nhị” _ trông chẳng khác 4 cái bừa nên làng xin cụ chữ khác _ cụ giải thích :

          Làng đi buôn thì mong có lãi phải không ?

Sách tam tự kinh ghi: “nhất nhị thập, thập nhị bách, bách nhị thiên, thiên nhị vạn” có phải cả làng mong một thành mười, mười thành trăm, trăm thành nghìn, nghìn thành vạn đấy ư ?

          Lại kể rằng làng Đặng xá xin cụ chữ để thờ thành Hoàng làng _ cụ viết : Quang bị tứ biểu, Đức sáng bốn phương nhưng dân làng làm nghề hàng xáo thì mua thóc về xay rồi bán khắp nơi: thì hiểu câu này là quang dây bị gió đi khắp bốn phương.

          Nghề chơi cũng lắm công phu, người Tàu chữ Tàu là thâm lắm các cụ thường nói vậy. Xin mượn đôi câu đối của gia đình ông Vũ Văn Đế (Thuận Thành – Bắc Ninh) chúc mọi người:

                   Tích thiện hồng hi lưu vĩnh sản

                   Kính tài hậu lộc phát trường hưng.

                   (Tích thiện mãi lưu truyền phúc lớn

                   Kính tài luôn phân phát lộc dày)

          Và chữ cho Hoành phi:

                   Tích thụ Kim hoa (Cây xưa _ hoa nay)

                   (Tổ tiên gây dựng _ con cháu phát triển).

                                                                  

                                                                   Xuân canh dần

                                                                 Dương Trọng Hiếu

LIÊN HỆ LÀM VIỆC
Giáo sư, tiến sĩ
DƯƠNG TRỌNG HIẾU
0912554620

Từ 14h30 đến 19h30
Từ thứ 2 đến thứ 6

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN PHÒNG KHÁM DỊCH VỤ PHÒNG KHÁM CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN HỆ PHÒNG KHÁM
Giới thiệu về phòng khám Khám chữa bệnh Chương trình học tập Gửi câu hỏi tư vấn
Phương châm hoạt động Tư vấn phòng bệnh Chế độ học tập Liên hệ góp ý
Sách đã xuất bản Tự chẩn đoán bệnh Đăng ký học tập Đăng ký khám bệnh
Địa chỉ liên hệ và khám chữa bệnh: Nhà 41, ngõ 378 đường Lê Duẩn, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 0438524215, Mobile: 0912554620; Email: dongphuongyquan@gmail.com; Facebook: facebook.com/dongphuongyquan