TRANG CHỦ   |   GIỚI THIỆU   |   PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG   |   SƠ ĐỒ CHỈ DẪN   |   LIÊN HỆ GÓP Ý  
THÔNG TIN PHÒNG KHÁM
GIỚI THIỆU
PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG
SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN
VIDEO CÁC BÀI GIẢNG
TRANG THIẾT BỊ
SƠ ĐỒ HƯỚNG DẪN
DỊCH VỤ PHÒNG KHÁM
KHÁM CHỮA BỆNH
TƯ VẤN PHÒNG BỆNH
TỰ CHẨN ĐOÁN BỆNH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP
CHẾ ĐỘ HỌC TẬP
ĐĂNG KÝ HỌC TẬP
LIÊN HỆ PHÒNG KHÁM
GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN
LIÊN HỆ GÓP Ý
ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH
LƯỢT TRUY CẬP
   Đang online: 2
  Lượt truy cập:459307
Dùng thuốc Đông y như thế nào cho hiệu quả.

Trả lời:

          Trước tiên cần biết thuốc đông y gồm 3 nguồn:

Thuốc lấy từ động vật: mật gấu, con giun, con rết, mai mực…

Lấy từ khoáng vật như: thạch cao, hoạt thạch…

Đa số lấy từ thực vật: lá, cành, hoa, quả, của rất nhiều loại cây.

Thuốc được hình thành từ thực tiễn sống, con người phải thử để bảo vệ mình, bảo vệ đồng loại, trải qua đúc kết hàng ngàn năm và trở thành thuốc thành thực phẩm. Qua cảm quan rồi được đúc kết thành các vị thuốc, có năm vị, có khí( bốn khí), có màu.

          Vị của thuốc: chua, cay, đắng, mặn, ngọt.

          Khí của thuốc là nóng, lạnh, ấm, mát.

          Màu của thuốc là vàng, đỏ, đen, trắng, xanh…

          Mỗi màu mỗi vị lại tác động vào một cơ quan nhất định. Muốn chữa bệnh ở đâu cần chọn vị cho đúng. Như vậy từ đúc kết thực tiễn hàng ngay ăn hay nếm hoa, cur quả... và tất nhiên con người cũng phải trả giá cho các tổng kết này. Đời xưa chưa có phương tiện để phân tích xem thuốc đó có chất gì, những chất đó lợi đến đâu hại đến đâu, bao lâu sau thì gây hại.mà chỉ dựa vào cảm quan ,dựa vào thực tiễn ,thí dụ :cứ awnvor quýt tì thấy bớt đày bụng ,Vậy cư khi đầy bụng thì dùng vỏ quýt ....

          Việc dùng thuốc phụ thuộc vào hai đối tượng:

   Thứ nhất là người cho thuốc( thầy thuốc), thứ hai là người dùng thuốc( bệnh nhân). Người cho thuốc cần khám kỹ người bệnh. Khám bệnh cần tuân theo trình tự khám tỷ mỉ của đông y_Có chẩn đoán đúng cho thuốc mới đúng. Thuốc cho đúng người bệnh dung mới có hiệu quả. Y học hiện đại( tây y) ngoài khám lâm sàng còn có các phương tiện chẩn đoán khác, nên thầy thuốc càng ngày khám không tỷ mỉ. Tây y ngày càng chia nhiều chuyên khoa sâu. Một người có nhiều bệnh thì phải khám ở nhiều thầy thuốc. Nhưng đông y cho thuốc theo hội chứng, một thầy thuốc cần có kiến thức tổng quát để cho thuốc chữa phối hợp.

          Khi phối hợp các vị thuốc cần lưu ý, có vị thuốc tăng tác dụng của nhau, có vị thuốc phản tác dụng của nhau. Khám qua loa hoặc ít y lý thường cho thuốc chung chung, người bệnh dung cũng kém hiệu quả, dung kéo dài_Xin phép không bàn về thầy thuốc vì đó là quyền của bộ y tế và các cơ sở y tế.

Xin nói về người bệnh. Người bệnh cần được thầy thuốc dặn cách uống thuốc.

Thuốc có dạng viên( hoàn) viên nhỏ tác dụng mạnh là đan, có dạng bột là tán, có dạng cao. Và thuốc thang người bệnh cần biết uống thuốc vào lúc nào, lúc no, lúc đói, uống trước lúc ngủ. Thuốc uống nóng hay uống  nguội. Thuốc uống nóng cho ra mồ hôi để giải cảm, thuốc thong thường uống ấm, thuốc uống lạnh quá, hoặc để qua đêm có thể bị ỉa lỏng, hoặc dễ buồn nôn.

Nếu là thuốc thang cần sắc thuốc, người bệnh cần biết các vị thuốc cùng sắc hay có vị sắc trước, có vị cho vào sau. Thí dụ, thuốc có ma hoàng nên đun trước gạt bỏ bọt. Các vị thuốc có mùi thơm thường cho vào sau. Thuốc thường có thang_ Người bệnh tự kiếm thang hay trong thang thuốc đã có_ thí dụ cần cho ba lát gừng, thì gừng cần cho vào sau lúc sắp chắt thuốc ra. Có nhiều loại thuốc tán, uống với nước bạc hà, đun nước bạc hà để uống thuốc đấy cũng gọi là thang.

Uống thuốc cũng cần biết phải kiêng thức ăn gì. Điều này thầy thuốc cần dặn kỹ người bệnh, qui định chung là nếu chữa bệnh nhiệt cần dung thuốc lạnh, thuốc mát, thức ăn cần kiêng là các thứ nóng. Ngược lại chữa bệnh lạnh( thí dụ tỳ vị hư hàn, thận dương hư) cần dung thuốc ấm nóng thì thức ăn cần kiêng là các thức ăn mát lạnh. Còn tuỳ thuộc bài thuốc, bài thuốc có vị gì, thầy thuốc sẽ dặn kiêng riêng, thí dụ thuốc có ké nên kiêng thịt mỡ lợn.

Tóm lại, khi có bệnh cần được khám kỹ. Khi đã dung thuốc thì cần nhớ bao giờ thuốc cũng có hai mặt, mặt tốt để chữa bệnh_Một vị thuốc có một tác dụng hay nhiều tác dụng, có lợi cho cơ quan này, nhưng hại cho cơ quan khác. Cách sắc thuốc cần điều chỉnh nhiệt độ, không dung nồi đồng hay nồi áp suất để sắc thuốc. Luôn nhớ uống thuốc cần biết phải kiêng chất gì và uống vào lúc nào có vậy mới đảm bảo an toàn và hiệu quả.

LIÊN HỆ LÀM VIỆC
Giáo sư, tiến sĩ
DƯƠNG TRỌNG HIẾU
0912554620

Từ 14h30 đến 19h30
Từ thứ 2 đến thứ 6

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN PHÒNG KHÁM DỊCH VỤ PHÒNG KHÁM CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN HỆ PHÒNG KHÁM
Giới thiệu về phòng khám Khám chữa bệnh Chương trình học tập Gửi câu hỏi tư vấn
Phương châm hoạt động Tư vấn phòng bệnh Chế độ học tập Liên hệ góp ý
Sách đã xuất bản Tự chẩn đoán bệnh Đăng ký học tập Đăng ký khám bệnh
Địa chỉ liên hệ và khám chữa bệnh: Nhà 41, ngõ 378 đường Lê Duẩn, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 0438524215, Mobile: 0912554620; Email: dongphuongyquan@gmail.com; Facebook: facebook.com/dongphuongyquan