TRANG CHỦ   |   GIỚI THIỆU   |   PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG   |   SƠ ĐỒ CHỈ DẪN   |   LIÊN HỆ GÓP Ý  
THÔNG TIN PHÒNG KHÁM
GIỚI THIỆU
PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG
SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN
VIDEO CÁC BÀI GIẢNG
TRANG THIẾT BỊ
SƠ ĐỒ HƯỚNG DẪN
DỊCH VỤ PHÒNG KHÁM
KHÁM CHỮA BỆNH
TƯ VẤN PHÒNG BỆNH
TỰ CHẨN ĐOÁN BỆNH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP
CHẾ ĐỘ HỌC TẬP
ĐĂNG KÝ HỌC TẬP
LIÊN HỆ PHÒNG KHÁM
GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN
LIÊN HỆ GÓP Ý
ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH
LƯỢT TRUY CẬP
   Đang online: 2
  Lượt truy cập:459309
Tóm tắt lịch sử châm cứu

Châm Cứu là một phương pháp phòng và trị bệnh mà con người đẫ phát hiện ra từ thời nguyên thủy (4000-8000 năm trước Công nguyên). Người xưa thoạt tiên dùng đá mài nhọn làm kim châm (biếm thạch) hoặc dùng xương để châm (cốt châm), hoặc tre vót nhọn (trúc châm) ấn mạnh vào huyệt. Khi loài người từ thời đồ đá chuyển sang thời đại đồ đồng thì kim bằng đồng, có diện tích mũi kim nhỏ cũng dần dần thay thế các kim bằng xương, tre, đá thô. Thời Xuân thu (770-476 trước công nguyên) nghành Đông y đã thoát ra khỏi thuật đồng cốt. Trong sách “Xuân khoa tà thị truyền” Y Hoãn đã ghi “công chi bất khả”, “đạt chi bất cập”,”dược bất đáo uyên”. Chữ đạt và chữ công nghĩa là châm và cứu khi thuốc không đến được. Quyển sách được coi là xưa nhất về Châm cứu là quyển 'Nội Kinh Linh Khu' viết cách đây gần 3000 năm (770-221 trước Công Nguyên). Trong quyển sách Châm cứu xuất bản ở NewYork năm 1973, Felix Mann cho biết rằng ở viện bảo tàng LonDon có giữ 1 bản vẽ về các đường kinh của con người từ năm 1550 trước Công Nguyên. Thế kỷ thứ 3, đời nhà Tấn, Hoàng Phủ Mật (21-282) dựa theo sách “Nội Kinh” và “Minh Đường Khổng Huyệt Châm Cứu Trị Yếu” soạn ra quyển “Châm Cứu Giáp Ất Kinh”, xác định được 349 huyệt. Đây là cuốn sách châm cứu được biên soạn hoàn chỉnh sớm nhất. Đời nhà Đường, thế kỷ thứ 7, đã tổ chức “Thái Y Thư” để dậy Châm cứu . Thế kỷ 11, đời nhà Tống, Vương Duy Nhất soạn ra “Đồng Nhân Du Huyệt Châm Cứu Đồ Kinh”, xác định lại tên 364 huyệt, chủ trị và cách châm. Ông đã cho đúc 2 pho tượng đồng cao to bằng người thật, trên đó khắc huyệt và ghi tên huyệt để phục vụ giảng dậy. Thế kỷ 16, đời nhà Minh, Dương Kế Châu từ thực tiễn kinh nghiệm của bản thân và tổng hợp đúc kết tinh hoa của các cuốn sách cổ soạn quyển “Châm Cứu Đại Thành”. Đây là quyển sách được đánh giá cao nhất trong châm cứu cổ đại. Đến năm 1974, quyển sách “Châm Cứu Học” của Thượng Hải ra đời, giới thiệu sự lien quan giữa kinh mạch huyệt vị với giải phẫu cơ mạch và thần kinh. Sách này cũng giới thiệu hầu như toàn bộ các loại châm mới như: Châm Tê, Diện Châm, Điện Châm, Đầu Châm, Nhĩ Châm, Thủ Châm, Túc Châm, Xích Y Châm.v.v. Xét về lịch sử chữ Hán và chữ La tinh cũng xuất hiện cách đây trên 4500 năm. Chữ Y theo nguyên ngữ lúc ban đầu là tạo thành bởi 3 phần:2 phần trên, 1 phần có nghĩa là cung tên, phần thứ 2 tượng trưng bàn tay vung lên còn phần dưới tượng trưng cho ông thầy pháp. Ghép lại có nghĩa là ông thầy dùng những vũ khí mạnh: tay dùng mũi tên đâm vào huyệt để đuổi bệnh tật. Như vậy, Châm cứu cũng được phát hiện sớm như việc phát minh ra thuốc. Từ “Acupunture” tiếng La Tinh là Acus (nhọn), Punturus (điểm, dấu chấm), dùng vật nhọn đâm vào huyệt. Thời Nhị Tấn và Nam Bắc triều (256-589 sau công nguyên) châm cứu đã lan sang Nhật bản và Triều tiên. Thế kỷ 16 châm cứu đã lan sang châu Âu. Ở Việt Nam Thời vua Hùng (287-207 trước công nguyên), trong sách“Lĩnh Nam Trích Quái”có ghi tên thầy châm cứu giỏi là An Kỳ Sinh quê ở Đông Triều. Thời Thục An Dương Vương(257-207 trước công nguyên) có Thôi Vĩ giỏi châm cứu. Đời nhà Trần, dưới triều vua Trần Dụ Tông, Trâu Canh dùng châm cứu cứu sống con vua Trần Minh Tông khỏi chết đuối. Trâu Canh cũng chữa khỏi bệnh liệt dương cho thái tử Hạo. Đời nhà Hồ (1401-1407), Nguyễn Đại Năng viết quyển “Châm Cứu Tiệp Hiệu Diễn Ca” bằng chữ nôm- năm 1981 được nhà xuất bản Y Học dịch và in ra chữ quốc ngữ. Đây là sách châm cứu đầu tiên của nước ta. Thế kỷ 15, Nguyễn Trực viết “Bảo Anh Lương Phương” đề cập đến châm cứu để chữa bệnh cho trẻ em. Thế kỷ 17, Lý Công Tuân viết “Châm Cứu Thủ Huyệt Đồ”và “Châm Cứu Tiệp Hiệp Pháp” bằng chữ Nôm. Thế kỷ 18, Lê-Hữu-Trác cũng giới thiệu châm cứu trị bệnh cho trẻ em trong “Hải Thượng Y Tôn Tâm Lĩnh” . Đầu thế kỷ 20 châu Âu đã áp dụng châm cứu. Năm 1940 châm cứu đã đựợc áp dụng trong phẫu thuật. Năm 1957 Paul Nogier công bố những công trình nghiên cứu về Nhĩ Châm vẽ hình bào thai lộn ngược trên loa vành tai. Ngày nay Thế giới cũng đang nghiên cứu dung từ châm, Laser châm, sóng âm để châm cứu chứng tỏ châm cứu có sức trường tồn, qua hàng ngàn năm và ngày càng được khoa học hiện đại chứng minh tính hiệu quả của nó. Tuy vậy châm cứu vẫn còn nhiều bí ẩn cần được khoa học khám phá. Lần tái bản này chúng tôi vô cùng cám ơn ông giám đốc nhà xuất bản Y học cho tái bản. Cảm ơn bác sĩ Yến người tận tâm và có hiểu biết rộng đã biên tập cho cuốn sách, giảm thiểu được những sai sót không đáng có. Vô cùng cảm ơn Quí đồng nghiệp – Quí độc giả đã góp nhiều ý kiến bổ sung cho tái bản. Trân trọng cám ơn.

LIÊN HỆ LÀM VIỆC
Giáo sư, tiến sĩ
DƯƠNG TRỌNG HIẾU
0912554620

Từ 14h30 đến 19h30
Từ thứ 2 đến thứ 6

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN PHÒNG KHÁM DỊCH VỤ PHÒNG KHÁM CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN HỆ PHÒNG KHÁM
Giới thiệu về phòng khám Khám chữa bệnh Chương trình học tập Gửi câu hỏi tư vấn
Phương châm hoạt động Tư vấn phòng bệnh Chế độ học tập Liên hệ góp ý
Sách đã xuất bản Tự chẩn đoán bệnh Đăng ký học tập Đăng ký khám bệnh
Địa chỉ liên hệ và khám chữa bệnh: Nhà 41, ngõ 378 đường Lê Duẩn, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 0438524215, Mobile: 0912554620; Email: dongphuongyquan@gmail.com; Facebook: facebook.com/dongphuongyquan