TRANG CHỦ   |   GIỚI THIỆU   |   PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG   |   SƠ ĐỒ CHỈ DẪN   |   LIÊN HỆ GÓP Ý  
THÔNG TIN PHÒNG KHÁM
GIỚI THIỆU
PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG
SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN
VIDEO CÁC BÀI GIẢNG
TRANG THIẾT BỊ
SƠ ĐỒ HƯỚNG DẪN
DỊCH VỤ PHÒNG KHÁM
KHÁM CHỮA BỆNH
TƯ VẤN PHÒNG BỆNH
TỰ CHẨN ĐOÁN BỆNH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP
CHẾ ĐỘ HỌC TẬP
ĐĂNG KÝ HỌC TẬP
LIÊN HỆ PHÒNG KHÁM
GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN
LIÊN HỆ GÓP Ý
ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH
LƯỢT TRUY CẬP
   Đang online: 1
  Lượt truy cập:459857
PHÒNG BỆNH VÀ CHỮA BỆNH Ở KHÍ VÀ PHẾ.

Trong cơ thể có 2 thành phần mà khi nó thay đổi ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, thậm chí liên quan đến sự sống chết. Đó là khí và huyết – Hai thành phần này liên quan mật thiết với nhau, trong Nội kinh có ghi đại ý:

“Khí là thống soái của huyết

Huyết là mẹ của khí

Khí hành thì huyết hành

Huyết hành thì khí hành”

Trong phạm vi bài này xin trình bày về khí và cơ quan liên quan đến khí.

Đông y hiểu khí có tiên thiên và hậu thiên. Tiên thiên là phần khí hình thành từ trong bụng mẹ do bố mẹ truyền cho. Nếu bố mẹ khoẻ mạnh – con thường khoẻ mạnh và ngược lại. Khí này còn gọi là tông khí hay Nguyên khí.

Đối với khí tiên thiên là khí hậu thiên. Khí hậu thiên được hình thành từ 2 nguồn: một là khí trời (không khí), trong đó thành phần chính là oxy – Hai là cốc khí tức là các thức ăn nước uống con người sử dụng hàng ngày – Tóm lại khi ta sống là phải thở và ăn, thở và ăn cung cấp phần khí hậu thiên.

Cơ thể muốn khoẻ mạnh thì khí phải đủ và lưu thông, khí thuộc Dương, theo quy luật âm dương âm thăng dương giáng, nghĩa là khí phải đi từ trên xuống, nếu khí này không theo chiều giáng xuống mà nghịch lên sẽ sinh bệnh. Bệnh ở khí có nhiều và rất thường gặp.

- Thứ nhất là thiếu khí: thiếu khí tiên thiên hay khí hậu thiên. Cha mẹ yếu sẽ sinh con yếu, vậy muốn có con khoẻ, cha mẹ cần chuẩn bị tốt sức khoẻ cho mình – cha mẹ quá yếu hay có bệnh tật, không nên sinh con.

Thiếu khí hậu thiên là do chế độ nuôi dưỡng thiếu hay nuôi không hợp lý – cơ thể ăn uống thất thường, hoặc quá thiếu hoặc quá thừa. Cơ thể thiếu cân đối các thành phần thức ăn như: Đạm, đường, mỡ, vitamin, muối khoáng(vôi, photpho, đồng, nhôm, kẽm, vàng, bạc,,,).

- Thứ hai là khí nghịch, khí nghịch lên có nhiều nguyên nhân, có thể do thận không nạp được khí, có thể do phế không xuất nhập khí tốt.

Nguyên nhân còn do rối loạn tâm thể - Trong sách có ghi “Mạc sinh khí”. Những người bị uất ức bực tức nhiều, cứ phải dồn nén, gặp yếu tố nào đó dẽ cáu giận, quát mắng ầm ĩ đó là lúc làm khí nghịch. Khí nghịch có biểu hiện triệu chứng khá đa dạng, có thể choáng váng đau đầu, mắt đỏ, mặt đỏ, khí nghịch gây nấc nôn, khó thở, đầy tức ngực. Cách chữa tất nhiên phải tìm nguyên nhân để giáng khí xuống.

Trong các tạng phủ thì Phế là tạng liên quan trực tiếp với khí, một trong những chức năng của phế là  Phế chủ khí.

- Phế chủ xuất nhập khí – phế chủ túc giáng khí.

Nói tạng Phế của Đông y ta có thể hình dung toàn bộ phần mũi xoang, hầu, phổi của tây y – có nghĩa là cả đường hô hấp trên và hô hấp dưới.

Như vậy các bệnh lý ở mũi, xoang có thể do dị ứng hay do nấm mốc, do nhiễm trùng. Các bệnh lý ở  phế quản, phổi cũng do dị ứng (hen dị ứng) hay do nhiễm trùng, ký sinh trùng.

Khi đã bị bệnh rồi, các yếu tố rất thuận lợi để bùng phát bệnh là: Lạnh, ẩm thấp, mùi khét và bụi…(bụi nhà, bụi phấn hoa, bụi lông vũ, bông sợi). Vì vậy phòng bệnh đối với đường hô hấp là tránh lạnh của không khí sẽ hít sâu vào trong. Điều này càng đặc biệt chú ý đối với trẻ nhỏ tuổi và người cao tuổi, vì sức đề kháng của 2 lứa tuổi này đều giảm.

Khi bị bệnh ở phế làm khí lưu thông và xuất ra nhập vào kém – cơ thể sẽ thiếu khí.

- Phế chủ da lông – phế có mối quan hệ mật thiết với tổ chức da – da cũng tham gia hô hấp và bài tiết mồ hôi. Khi phế táo hay nhiệt thì da khô và nóng, có thể bị các bệnh ngoài da, tất nhiên chữa bệnh ngoài da phải chú ý đến phế.

- Phế liên quan với Đại tràng – đây là mối quan hệ âm dương – quan hệ tạng phủ. Bệnh ở phế có thể biểu hiện hay anh hưởng tới đại trường. Phế nhiệt, phế táo thường đại tiện táo, chữa bệnh ở đường hô hấp cần chú ý cả thuốc ở đại trường - ngược lại chữa bệnh đại tràng thường phải cho thuốc cả vào phế.

Bệnh ở đường hô hấp Đông y có thể chia theo nguyên nhân và tính chất tổn thương:

- Phế bị phong hàn.

- Phế nhiệt

- Phế táo.

- Phế khí hư hàn (Dương hư).

Các vị thuốc chữa bệnh ở Phế có rất nhiều, chỉ xin nêu một số vị thường dùng.

- Thuốc bổ khí có Đẳng sâm, cát lâm sâm, hoàng kỳ, nhân sâm…

- Thuốc giáng khí chữa khí nghịch gây khó thở có hạt tía tô, hạt cải bẹ. hạt củ cải, mộc hương, đinh hương.

-Thuốc chữa bệnh đường hô hấp trên: Lá bỏng, xạ can, chua me đất, cây hoa ngũ sắc (cây cứt lợn), thương nhĩ, tân di, bạc hà, tế tân…

- Thuốc chữa bệnh đường hô hấp: Mạch môn, thiên môn, cát cánh, bách bộ, tử uyển, khoản đông hoa, tiền hồ, bối mẫu, ma hoàng, huyền sâm…

Tuỳ theo triệu chứng có trên bệnh nhân mà thầy thuốc thêm các thuốc kiện tỳ, tiêu đờm như bạch linh, bán hạ, bạch truật, hoài sơn..

Người thầy thuốc sẽ biết phối hợp các vị thuốc bổ khí huyết, bổ thận, bổ phế cho phù hợp với từng người bệnh cụ thể.

Bài thuốc chữa viêm họng:

Huyền sâm 12g

Xạ can 8g

Tiền hồ 10g

Cam thảo 6g          sắc uống

          Bài thuốc chữa viêm mũi xoang:

Tân di 8g               Xuyên khung 12g

Thương nhĩ 12g     Bạch chỉ 12g

Phòng phong 12g   Sinh khương 3 lát

Tế tân 8g               Khương hoạt 8g

Cam thảo 6g          Sắc uống ngày 1 thang

          Bài thuốc cắt cơn khó thở: Hạt tía tô 8g

Hạt cải bẹ 8g

Hạt củ cải 8g        Đun uống

Bài thuốc chữa viêm phế quản co thắt có sốt:

Ma hoàng 12g        Hạnh nhân 8g

Thạch cao 16g       Cam thảo 6g

Ngũ vị 8g               Đẳng sâm 16g       Sắc uống ngày 1 thang

          Bài thuốc chữa viêm phế quản lâu ngày ở người già huyết áp thấp:

                   Hoàng kỳ 20g         Thiên môn 12g

                   Bạch truật 16g       Bách hợp 10g

                   Đan sâm 16g         Bách bộ 12g

Đương qui 16g       Ý dĩ 30g

Mạch môn 12g       Kỷ tử 12g

Đẳng sâm 16g        Cam thảo 6g          sắc uống

          Bài thuốc chữa người già bị nấc nghẹn:

                   Đinh hương 6g       Mạch môn 12g

                   Mộc hương 12g     Đan sâm 16g

                   Thị đế 12g             Can khương 6g      Sắc uống

          Bệnh về khí và bệnh đường hô hấp (phế) rất hay gặp ở mọi lứa tuổi, trình bày nguyên nhân bệnh để người đọc suy ra cách phòng bệnh. Cách chữa bệnh rất đa dạng, nên dành cho thày thuốc chuyên khoa./.

LIÊN HỆ LÀM VIỆC
Giáo sư, tiến sĩ
DƯƠNG TRỌNG HIẾU
0912554620

Từ 14h30 đến 19h30
Từ thứ 2 đến thứ 6

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN PHÒNG KHÁM DỊCH VỤ PHÒNG KHÁM CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN HỆ PHÒNG KHÁM
Giới thiệu về phòng khám Khám chữa bệnh Chương trình học tập Gửi câu hỏi tư vấn
Phương châm hoạt động Tư vấn phòng bệnh Chế độ học tập Liên hệ góp ý
Sách đã xuất bản Tự chẩn đoán bệnh Đăng ký học tập Đăng ký khám bệnh
Địa chỉ liên hệ và khám chữa bệnh: Nhà 41, ngõ 378 đường Lê Duẩn, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 0438524215, Mobile: 0912554620; Email: dongphuongyquan@gmail.com; Facebook: facebook.com/dongphuongyquan