TRANG CHỦ   |   GIỚI THIỆU   |   PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG   |   SƠ ĐỒ CHỈ DẪN   |   LIÊN HỆ GÓP Ý  
THÔNG TIN PHÒNG KHÁM
GIỚI THIỆU
PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG
SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN
VIDEO CÁC BÀI GIẢNG
TRANG THIẾT BỊ
SƠ ĐỒ HƯỚNG DẪN
DỊCH VỤ PHÒNG KHÁM
KHÁM CHỮA BỆNH
TƯ VẤN PHÒNG BỆNH
TỰ CHẨN ĐOÁN BỆNH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP
CHẾ ĐỘ HỌC TẬP
ĐĂNG KÝ HỌC TẬP
LIÊN HỆ PHÒNG KHÁM
GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN
LIÊN HỆ GÓP Ý
ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH
LƯỢT TRUY CẬP
   Đang online: 1
  Lượt truy cập:459925
ĐÔNG Y PHÒNG CHỮA BỆNH TIÊU KHAT – TIỂU ĐƯỜNG

Gọi là chứng tiêu khát bởi người xưa nhận xét bệnh nhân luôn có cảm giác khô miệng, khát nước uống nhiều, ăn khoẻ, ăn nhiều mau đói mà người vẫn gầy rộc đi nên thường xuyên mệt mỏi.

            Tiêu khát, khi có xét nghiệm nước tiểu thấy có đường (tiểu ngọt như cám) và đường trong máu cao hơn bình thường (bình thường đường trong máu từ 0,8 đến 1,2g/l hoặc 4,6 đến 6,5 mmol/ml). Tây y phân ra người bị tiểu đường và người đái nhạt (đái nhạt người bệnh cũng khát uống nhiều, đái nhiều nhưng xét nghiệm đường trong máu không cao – không có đường trong nước tiểu)

            Tây y phân bệnh tiểu đường hay đái tháo đường làm 2 thể. Thể phụ thuộc vào một chất nội tiết của tuyến tuỵ để tiêu đường là Inzulin – thể này gọi là tuýp 1. Còn loại tiểu đường không phụ thuộc vào Insulin gọi là tuýp 2. Người bệnh thể tuýp I khó chữa nhưng  nay chỉ chiếm dưới 10%, người thể tuýp II có khả năng điều trị và vẫn đảm bảo tuổi thọ nếu điều trị đúng – có chế độ ăn uống và tập luyện tốt, sinh hoạt, tinh thần luôn thoải mái.

            Trong phạm vi bài này chỉ trình bày phần tiêu khát tiểu đường, nghĩa là nói về những người có đường huyết cả khi đói cao hơn bình thường.

            Năm 618 – 907 Trước Công Nguyên, Chân Lập Ngôn, đời nhà Đường Trung Quốc trong sách “Cổ kim lục kinh phương” có ghi: “Khát mà uống nước nhiều, tiểu tiện sác, không có mỡ, tựa như hạt cám ngọt – đều là bệnh tiêu khát”.

            Theo thống kê tháng 11/ 2006 thì Việt Nam có khoảng 13 triệu người bị bệnh tiểu đường, nhưng 50% người bệnh không biết. Bệnh tiểu đường nguy hiểm là có nhiều biến chứng, biến chứng về tim mạch – làm huyết áp cao, tắc mạch vành. Biến chứng về thần kinh(44%). Tổn thương thận tới 71%, biến chứng gây bệnh lở loét ngoài da – gây tổn thương mắt làm mắt làm giảm thị lực, gây đau cơ xương khớp, vì vậy cần biết để phòng và chữa tích cực.

            Tiêu khát sinh âm hư người cảm giác nóng và táo.

            Tiêu khát gây khí hư và huyết hư.

            Tiêu khát gây cả khí và âm đều hư. Tiêu khát gây tổn thương Tỳ, phế, thận. Như vậy cách phòng bệnh Tiêu khát của người xưa là:

- Một là chú ý chế độ sinh hoạt điều hoà – ăn uống điều độ, lao động đúng mức không quá nặng nhọc phải gắng sức kéo dài, ăn uống điều độ là không để quá thiếu, cũng đừng để quá thừa, ddue đạm đường mỡ, sinh tố và muối khoáng…

- Hai là điều chỉnh trạng thái tình cảm trước các tác động trong xã hội, gia đình. Sách xưa đã ghi: Mừng quá hại tâm, lo nghĩ quá hại tỳ, tức giận quá hại can, kinh sợ quá hại thận, buồn quá hại phế. Tỳ phế thận yếu dễ sinh tiêu khát.

- Ba là tránh tác động xấu của thời tiết khí hậu. Ẩm thấp quá hại tỳ, nóng lạnh bất ngờ quá hại phế đều có thể sinh tiêu khát.

            Các thức ăn tốt cho người tiêu khát (tiểu đường) là:
- Các loại đậu: đậu tương, đậu đen, đỏ, xanh…, củ đậu

- Các loại dưa: Dưa chuột, dưa hấu, dưa bở, mướp, bầu, bí…

- Nho, bưởi, chanh, thanh long…

Người cao tuổi nên hạn chế bánh sữa ngọt, quả ngọt, mỡ động vật – Người đã bị tiểu đường tuyệt đối không ăn đường và quả ngọt.

            - Bài tập cho người tiêu khát có rất nhiều, có thể tập một số động tác của yoga, thái cực quyền hay dịch kinh cân, hoặc các bài tập thể dục phổ biến trên vô tuyến truyền hình.

            - Thuốc chữa có rất nhiều bài, thầy thuốc phải khám kỹ và  xem bệnh thuộc thể nào để chữa, bệnh đã lâu, đã nặng xét nghiệm đường lúc đói >9mmol/l nên kết hợp với tân dược để hạ lượng đường xuống mức bình thường.

1 - Bài thuốc chữa táo nhiệt tổn thương phế:

 - Bài nhuận phế thang. Thành phần:

Thiên hoa phấn 30g              Thạch hộc 15g

Huyền sâm 12g                                 Sinh địa 15g

Mạch môn 15g                                  Cát lâm sâm 20g

Sinh kỳ 20g                                        Tri mẫu 12g

Hoài sơn 30g            sắc uống ngày 1 thang.

            Chỉ định: Chữa tiêu khát, khô cổ, lưỡi khô, táo, tiểu nhiều, uống nhiều, rêu mỏng trắng mạch nhanh. Nếu người mau đói thêm Thạch cao 20g.

 - Bài Bình tiêu khát phương: Thành phần:

Thiên hoa phấn 16g              Mạch môn 12g

Thái tử sâm 12g                                Sơn thù 8g

Cam thảo 6g                          Cát căn (sắn dây) 20g

Củ mài 16g                                        Ngũ vị 8g

Sinh địa 12g                                      Sắc uống ngày 1 thang

            Chỉ định: Tiêu khát, uống nhiều miệng khô, khát, tiểu nhiều, mệt mỏi, bụng đầy người gầy.

 2 – Chữa  tiêu khát thể vị hoả thịnh:

Bài Thanh vị tư táo ẩm, thành phần:

Chỉ tử 15g                                          Mạch môn 12g

Đại hoàng tẩm nước gạo 6g (nếu không táo bỏ vị này)

Hoàng cầm 12g                                Thạch cao 20g

Thiên hoa phấn 12g              Huyền sâm 12g

Thiên môn 12g                                  Ngạnh mễ 20g

Trích cam thảo 6g                             Sắc uống ngày 1 thang.

Tác dụng: Thanh vị hoả, tư âm, nhuận táo.

 3 – Chữa thể phế thận âm hư: Dùng bài Tư thuỷ thừa ẩm thang.

Thành phần:               Sinh địa 12g                          Quả dâu 20g

Sơn thù 8g                             Nữ trinh tử 20g

Mạch môn 12g                      Câu kỷ tử 12g

Hoài sơn 16g                        Đẳng sâm 15g

Ngũ vị 8g                                Sinh kỳ 25g

Sắc uống ngày 1 thang

            Chỉ định: chữa tiểu đường thể phế thận âm hư.

Chỉ xin nêu ví dụ như trên để thấy Đông y hiểu bệnh này khá sâu sắc – và chia nhiều thể chi tiết và có nhiều bài thuốc có hiệu quả./.

LIÊN HỆ LÀM VIỆC
Giáo sư, tiến sĩ
DƯƠNG TRỌNG HIẾU
0912554620

Từ 14h30 đến 19h30
Từ thứ 2 đến thứ 6

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN PHÒNG KHÁM DỊCH VỤ PHÒNG KHÁM CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN HỆ PHÒNG KHÁM
Giới thiệu về phòng khám Khám chữa bệnh Chương trình học tập Gửi câu hỏi tư vấn
Phương châm hoạt động Tư vấn phòng bệnh Chế độ học tập Liên hệ góp ý
Sách đã xuất bản Tự chẩn đoán bệnh Đăng ký học tập Đăng ký khám bệnh
Địa chỉ liên hệ và khám chữa bệnh: Nhà 41, ngõ 378 đường Lê Duẩn, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 0438524215, Mobile: 0912554620; Email: dongphuongyquan@gmail.com; Facebook: facebook.com/dongphuongyquan