TRANG CHỦ   |   GIỚI THIỆU   |   PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG   |   SƠ ĐỒ CHỈ DẪN   |   LIÊN HỆ GÓP Ý  
THÔNG TIN PHÒNG KHÁM
GIỚI THIỆU
PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG
SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN
VIDEO CÁC BÀI GIẢNG
TRANG THIẾT BỊ
SƠ ĐỒ HƯỚNG DẪN
DỊCH VỤ PHÒNG KHÁM
KHÁM CHỮA BỆNH
TƯ VẤN PHÒNG BỆNH
TỰ CHẨN ĐOÁN BỆNH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP
CHẾ ĐỘ HỌC TẬP
ĐĂNG KÝ HỌC TẬP
LIÊN HỆ PHÒNG KHÁM
GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN
LIÊN HỆ GÓP Ý
ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH
LƯỢT TRUY CẬP
   Đang online: 1
  Lượt truy cập:459817
CÁCH SẮC THUỐC THANG

Lương văn Dân kể với tôi:

          - Sắc thuốc của Đông y cũng lắm chuyện thật.

          - Lắm chuyện là làm sao?

Anh Dân mới thủng thẳng: Tôi thường đưa người nhà đi khám bệnh các cụ Lương y, lâu dần các cụ coi tôi như người trong nhà nên lúc chờ rỗi rãi, cụ thường kể chuyện, chuyện các cụ thường rất dí dỏm, chứ không cao đạo như mấy quan dạy người ta một đằng mình làm một nẻo đâu.

Cụ Đức kể: Bệnh nhân đến với tôi thường là sau cùng cũng thường là muộn. Bởi họ nghe đồn trên Hoà bình có bà lang giỏi - Ở Quốc oai lại có thần y - Ở Bắc Giang, Phú thọ lại có gia truyền nọ, gia truyền kia – Khi lấy bó thuốc về, bệnh nhân mới hỏi – Thưa bà cháu làm thế nào để uống?

- Người thì dặn: Cho tất cả thuốc vào xong đổ đầy nước rồi đun uống – mỗi gói này uống trong  năm ngày – Bệnh nhân thấy đúng vì mỗi gói thuốc dễ chừng nặng 500 – 700gr.

- Thế anh có biết sai ở chỗ nào không? Nếu ngày thứ 5 thuốc uống vẫn có tác dụng thì ngày thứ nhất thuốc sẽ quá đặc liệu có độc không? Và nếu ngày đầu liều vừa thì ngày thứ 5 có quá loãng không?

Ông khác lại dặn: 3 bát sắc lấy một bát, bà mẹ lấy thuốc cho con 2 tuổi ngày lại sắc 3 lần, cháu 2 tuổi uống gần 1 lít thuốc trong một ngày thì uống làm sao? Trình độ dân trí đã cao lắm đâu. Nước ta cái gì cũng học ở nước ngoài, ấy thế mà thày cứ nói vo thì chết người bệnh.

Lại có  cơ quan làm dịch vụ sắc thuốc theo sáng kiến của công đoàn. Công đoàn mua máy sắc thuốc để làm dịch vụ - Kết quả là mỗi tháng mỗi người được chia thêm 30.000đ – có anh nói Công đoàn mang lại cơm áo gạo tiền cho anh em nên: “Công đoàn dù có làm sao

Thì ta cũng phải đề cao công đoàn”

Săc thuốc bằng máy rồi đổ vào túi nhựa ở nhiệt độ trên 200độ C rồi đóng kín, thời gian bảo quản là 3 tháng, như vậy là tiện lợi cho người dùng – có thể mang đi xa – có thể uống bất kỳ lúc nào.

Nhưng chẳng ai trả lời ở nhiệt độ ấy, túi nhựa ấy có chất gì độc hại cho người bệnh cấp tính hay lâu dài không?

Có chỗ lại tỏ ra mình có trí tuệ hơn người, sáng tạo hơn các nơi nên dặn người bệnh: Cách sắc thuốc như sau: 3 bát sắc lấy 1 bát, sắc 3 lần như vậy rồi trộn 3 nước lại lắc cho đều để uống trong ngày.

Anh Dân mới hỏi lại: Thưa cụ, thế ngày xưa chưa có công đoàn thì sắc thế nào ạh?

- Tôi đồng ý với câu hỏi này: Là tôi sẽ trả lời ngày xưa sắc thuốc thế nào – còn bình luận đúng sai thì tuỳ.

- Trước hết người kê đơn ngày xưa tiếng rằng không học qua trường lớp nhưng cách đào tạo trong trường có các môn nho y tướng số. Người học chữ nho giỏi có thể ra làm thầy giáo, có thể làm thầy thuốc – có học cao mới được gọi là thầy.

Thầy lang phải khám bệnh để biết bệnh ở nông (biểu) hay tà khí đã vaof sâu(lý), bệnh mới mắc hay đã lâu làm cơ thể yếu gọi là thực hay hư. Bản chất của bệnh là lạnh hay nóng – cuối cùng bệnh thuộc âm hay dương bệnh? Bệnh ở tạng hay phủ nào? Bệnh do nguyên nhân nào gây ra rồi mới cho thuốc. Bởi vì thuốc chữa bệnh ở ngoài nông (biểu) sắc thuốc khác với bệnh ở trong sâu. Thuốc chữa bệnh ngoài biểu thường sắc nhanh, uống nóng vì là thuốc giải cảm mà.

Nhưng thuốc chữa bệnh trong sâu, nghĩa là phải đuổi tà ra, hoặc phải bồi bổ tạng phủ nào đó, có thuốc cho sổ, có thuốc cho nôn, có thuốc bổ. Thuốc bổ thường săc kĩ - khi thuốc sôi rồi lại phải  đung nhỏ lửa, phải đậy vung để giữ khí, vị của thuốc.  Trong thang thuốc lại có vị cần đun kỹ trước, có vị lại cho vào sau khi thuốc sắp chắt ra như bạc hà, mộc hương, sinh khương… Có vị thuốc phải vớt bọt ra như vị ma hoàng để tránh khé cổ.

Nồi sắc thuốc thường là nồi đất nung, nồi sành sứ để tránh phản ứng của thuốc với nồi, vì trong vị thuốc có thứ kiềm nhiều, có thứ toan nhiều.

- Cũng tuỳ bệnh hàn hay nhiệt mà uống nóng hay nguội.

- Uống thuốc lúc đói hay lúc sau ăn cũng tuỳ bệnh.

Đông y chú ý chế độ ăn uống khi uống thuốc – nghĩa là uống thuốc này phải kiêng chất gì, kiêng chất tanh hay  kiêng chất nóng, chất lạnh – Bởi thức ăn cũng có tứ khí như thuốc nghĩa là có hàn nhiệt, ôn lương, nếu uống thuốc nóng để chữa bệnh lạnh lại ăn nhiều thức ăn lạnh thì thuốc kém hiệu quả.

Ngày xưa sách thánh hiền đã dạy:

“Nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng

            Hàn ngộ hàn tắc tử” là gì?

Cho nên mới có chuyện 1 ông lang không khám kỹ bệnh cho đại thuốc bổ - mà rồi bệnh nhân chết. Bị kiện ông lang cãi – tôi chỉ cho Nhân sâm đại bổ, làm gì có độc được mà chết? Khi quan toà dở sách ra thì có câu: “Phúc thống phục nhân sâm tắc tử” cho nên các cụ dạy đừng tự cho ta là thần y độc nhất vô nhị có trí tuệ, sáng tạo để rồi  cho thuốc cứ phán bừa cách sắc người bệnh không khỏi mà tiền mất tật tăng đấy.

Rồi anh Dân kết luận: Sắc thuốc cũng đòi hỏi trí tuệ sáng tạo thật./.

LIÊN HỆ LÀM VIỆC
Giáo sư, tiến sĩ
DƯƠNG TRỌNG HIẾU
0912554620

Từ 14h30 đến 19h30
Từ thứ 2 đến thứ 6

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN PHÒNG KHÁM DỊCH VỤ PHÒNG KHÁM CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN HỆ PHÒNG KHÁM
Giới thiệu về phòng khám Khám chữa bệnh Chương trình học tập Gửi câu hỏi tư vấn
Phương châm hoạt động Tư vấn phòng bệnh Chế độ học tập Liên hệ góp ý
Sách đã xuất bản Tự chẩn đoán bệnh Đăng ký học tập Đăng ký khám bệnh
Địa chỉ liên hệ và khám chữa bệnh: Nhà 41, ngõ 378 đường Lê Duẩn, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 0438524215, Mobile: 0912554620; Email: dongphuongyquan@gmail.com; Facebook: facebook.com/dongphuongyquan