TRANG CHỦ   |   GIỚI THIỆU   |   PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG   |   SƠ ĐỒ CHỈ DẪN   |   LIÊN HỆ GÓP Ý  
THÔNG TIN PHÒNG KHÁM
GIỚI THIỆU
PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG
SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN
VIDEO CÁC BÀI GIẢNG
TRANG THIẾT BỊ
SƠ ĐỒ HƯỚNG DẪN
DỊCH VỤ PHÒNG KHÁM
KHÁM CHỮA BỆNH
TƯ VẤN PHÒNG BỆNH
TỰ CHẨN ĐOÁN BỆNH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP
CHẾ ĐỘ HỌC TẬP
ĐĂNG KÝ HỌC TẬP
LIÊN HỆ PHÒNG KHÁM
GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN
LIÊN HỆ GÓP Ý
ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH
LƯỢT TRUY CẬP
   Đang online: 2
  Lượt truy cập:459296
CÔNG NĂNG CỦA TẠNG THẬN – BIỆU HIỆN BỆNH LÝ VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH CHO TẠNG THẬN

Đông y gọi các cơ quan trong cơ thể là tạng phủ.

          Tây y nhờ sự phát triển của các khoa học khác mà vài trăm năm gần đây đã mô tả chính xác vị trí liên quan, hình dáng các cơ quan  trong cơ thể. Mô tả chính xác các chức năng sinh lý và bệnh lý của các cơ quan  - nên mọi người có thể nhìn, sờ thấy các cơ quan đó.

          Đông y hình thành từ hàng ngàn năm, nên việc mô tả chức năng các cơ quan mang tính tổng kết thực tiễn, không mô tả kích thước hay vị trí hình dáng cụ thể. Mà chú ý mô tả chức năng lúc bình thường và khi bệnh lý – Người đọc cần tưởng tượng – chứ không sờ nắn các tạng phủ được.

          Cơ thể con người có 6 tạng và 6 phủ: đó là Tạng Tâm, tạng can, tạng tỳ, tạng phế, tạng thận, tâm bào. 6 phủ đó là tiểu tràng, đởm, vị, đại trường, bàng quang, tam tiêu.

          Trong phạm vi bài này chỉ xin giới thiệu về tạng Thận. Có 2 tạng được coi là tiên thiên bởi nó hoạt động khi còn trong bụng mẹ (nghĩa là khi còn bào thai) đó là Tâm và Thận.

          Thận có các chức năng:

- Thận sinh tinh và tàng tinh. Tinh có thể hiểu là các chất tinh hoa của cơ thể và tinh hoa của thức ăn. Nhờ có tinh cơ thể mới phát triển – mới sinh sôi nảy nở. Tinh ít, tinh kém sẽ chậm phát triển, sẽ rối loạn về hoạt động tình dục, không có khả năng chửa đẻ…

- Thận chủ cốt – Thận khoẻ, hệ thống xương khớp vững chắc, răng khoẻ, không đau lưng mỏi gối, trẻ em chóng biết đi, biết nói, tóc đen mượt.

- Thận sinh tinh, tinh sinh tuỷ - tuỷ sinh não.

Thận sinh tinh, tinh sinh tuỷ, tuỷ sinh huyết.

- Thận chủ thuỷ: Đông y cho rằng nước uống và tỳ vị sẽ chưng bốc lên phế, phế đưa xuống – Thuỷ dịch có phần trong (thanh), phần đục – Trong thứ đục là có đục có trong. Thứ thanh theo phế đi khắp da lông – Thứ đục trong thanh theo tam tiêu xuống thận – còn thứ đục theo bàng quang  thải ra ngoài, còn thứ chứa ở thận sẽ thành tinh.

- Thận tàng trí: Ý trí của con người chứa ở thận, kinh sợ hại thận. Người thận yếu thương nhút nhát, yếu hèn. Thận và Tâm cũng liên quan đến trí nhớ, tâm thận yếu, trí nhớ giảm, đau lưng mất ngủ.

          Thận lại được chia ra Thận âm và Thận dương – Khi bị bệnh chỉ biểu hiện chứng hư, nghĩa là sức đề kháng yếu.

          Người Thận dương hư: Do cha mẹ sinh ra đã yếu hay do lao động quá độ, hoặc người ốm kéo dài hoặc gặp ở người già: Thường sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt nhợt, hay đau mỏi thắt lưng, nam giới liệt dương, nữ rối loạn kinh, kinh nhợt mạch trầm nhược(bộ xích yếu).

          Nam giới có thể di tinh, hoặc tiểu nhiều lần, dễ són đái, người cao tuổi ỉa lỏng buổi sáng, dễ khó thở, cũng có thể phù ở chi dưới, tiểu ít, đái khó, đái nhiều lần.

          Thận âm hư: Gặp ở người ốm lâu ngày, hoặc người mất máu, mất nước nhiều. Triệu chứng là dễ hoa mắt chóng mặt, người gầy, luôn có cảm giác nóng, miệng khô răng lung lay, đau nhức trong xương, hay ra mồ hôi trộm, lưỡi đỏ, mạch thường nhanh.

          Như vậy nếu căn cứ vào chứa năng của tạng Thận thì những bệnh nhân đau thắt lưng, đau xương khớp, bệnh nhân rối loạn đại tiện, tiểu tiện, rối loạn kinh nguyệt, suy giảm hoạt động sinh dục… đều do thận yếu.

          Phòng bệnh:
- Đông y đã quan sát vị mặn vào thận nên không nên ăn mặn, nhất là người cao tuổi, ăn mặn hại Thận.

- Trong các trạng thái tâm thể thì kinh sợ hại thận, trong cuộc sống tránh doạ nạt đánh mắng trẻ, giảm các yếu tố làm ta kinh sợ.

- Lao động nặng, khiêng vác nặng dễ tổn thương hệ xương, đặc biệt là cột sống: cột sống cổ, cột sống thắt lưng. Lưng là phủ của Thận. Hệ thống xương do thận quản lý nên hỏng xương sẽ làm thận yếu.

- Thận tàng tinh sinh tinh, quan hệ tình dục nhiều, tinh hao thận yếu “Đa dâm bại thận”.

          Hàng ngày trong ăn uống có rất nhiều thực phẩm tốt cho thận như: Đạu đen, quả dâu chín, rùa, baba, lươn, chim sẻ… yến, thịt dê, thịt chó…

Thuốc có rất nhiều vị, tuỳ bệnh lý mà chọn dùng thí dụ như: Đau lưng gối thì dùng Đỗ trọng, ba kích, ngưu tất, cẩu tích…

Thận âm kém thì dùng thục địa, hà thủ ô, cao mai rùa.

Thận dương kém thì dùng: nhung, cao ban long, ích trí nhân, nhục dung…

Có những bài thuốc tốt cho trẻ còi xương chậm biết đi là bài Lục vị, thành phần:
Thục địa 16g                   Hoài sơn 12g

Sơn thù 8g                      Đan bì 6g

Phục linh 6g                    Trạch tả 6g                      sắc uống

Trẻ em liều bằng 1/3 hay ½ liều người lớn.

Có bài thuốc tốt cho thận âm dương hư: Bát vị quế phụ:

Thục địa 16g                             Nhục quế 8g

Hoài sơn 12g                            Phụ tử 6g

Sơn thù 8g                                Đan bì 8g

Phục linh 6g                              Trạch tả 6g            sắc uống ngày 1 thang.

Tuỳ người bệnh mà thầy thuốc có thể dựa trên 2 bài thuốc trên để thêm bớt vị thuốc cho phù hợp.

Hàng ngày có thể kết hợp xoa bóp hay cứu các huyệt:

- Dũng tuyền: Nằm ở 1/3 đường dưới gan bàn chân.

- Tam âm giao: Từ đỉnh mắt cá trong đo lên khoảng 4cm.

- Thái khê: Ở giữa đường nối mắt cá trong với gân gót.

- Thận du: Từ đốt thắt lưng 3 đo ra 2cm.

- Mệnh môn: Ở giữa đốt thắt lưng 3.

Mỗi ngày xoa bóp hay cứu vào đó từ 20 -40 phút cũng giúp cải tiến công năng tạng thận. Tạng thận là 1 tạng có vai trò quan trọng trong cơ thể, tạng Thận khoẻ sẽ giúp các tạng khác khoẻ, sức khoẻ chung cũng tốt./.

LIÊN HỆ LÀM VIỆC
Giáo sư, tiến sĩ
DƯƠNG TRỌNG HIẾU
0912554620

Từ 14h30 đến 19h30
Từ thứ 2 đến thứ 6

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN PHÒNG KHÁM DỊCH VỤ PHÒNG KHÁM CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN HỆ PHÒNG KHÁM
Giới thiệu về phòng khám Khám chữa bệnh Chương trình học tập Gửi câu hỏi tư vấn
Phương châm hoạt động Tư vấn phòng bệnh Chế độ học tập Liên hệ góp ý
Sách đã xuất bản Tự chẩn đoán bệnh Đăng ký học tập Đăng ký khám bệnh
Địa chỉ liên hệ và khám chữa bệnh: Nhà 41, ngõ 378 đường Lê Duẩn, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 0438524215, Mobile: 0912554620; Email: dongphuongyquan@gmail.com; Facebook: facebook.com/dongphuongyquan