TRANG CHỦ   |   GIỚI THIỆU   |   PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG   |   SƠ ĐỒ CHỈ DẪN   |   LIÊN HỆ GÓP Ý  
THÔNG TIN PHÒNG KHÁM
GIỚI THIỆU
PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG
SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN
VIDEO CÁC BÀI GIẢNG
TRANG THIẾT BỊ
SƠ ĐỒ HƯỚNG DẪN
DỊCH VỤ PHÒNG KHÁM
KHÁM CHỮA BỆNH
TƯ VẤN PHÒNG BỆNH
TỰ CHẨN ĐOÁN BỆNH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP
CHẾ ĐỘ HỌC TẬP
ĐĂNG KÝ HỌC TẬP
LIÊN HỆ PHÒNG KHÁM
GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN
LIÊN HỆ GÓP Ý
ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH
LƯỢT TRUY CẬP
   Đang online: 1
  Lượt truy cập:459872
Khi chuyển mùa cần lưu tâm với bệnh Hen phế quản (Háo)

Hen phế quản Đông y gọi là Háo suyễn, Háo hỗng, tật nực. Với các thể như Lãnh háo, nhiệt háo.

Điều đó nói lên vai trò của môi trường và thay đổi nhiệt độ ảnh hưởng tới bệnh này.

Ta đã biết đặc điểm của Hen Phế quản là khi gặp tác nhân kích thích: bụi , lạnh, ẩm, gió, nóng , thức ăn…hoặc các yếu tố tác động đến trạng thái tình cảm như lo nghĩ,

buồn phiền hoặc phải gắng sức gây mệt nhọc quá thì lòng ống phế quản sẽ co thắt lại, phù nề và tăng tiết dịch. Do vậy lưu thông của khí ra vào phế nang sẽ khó khăn đặc

biệt là thì thở ra – Vì gọi tên đầy đủ của bệnh là Hen phế quản ( Asthme bronnechique)

Đông y khi nói tớ Hen phế quản hay Háo hỗng là quan tâm tới khí – Khí là một thành phần quan trọng có quan hệ hữu cơ với huyết – Nói đến khí phải chú ý đến huyết –

Nói đến huyết không thể quên vai trò của khí. Sách nội kinh đã ghi:

Khí là thống soái của huyết

Huyết là mẹ của khí

Khí lưu thông thì huyết mới lưu thông

Huyết lưu thông thì khí mới lưu thông”

Khí thuộc dương, theo quy luật khí sẽ đi từ trên xuống.

Trong Hen phế quản (HPQ), Háo suyễn khí đi ngược lên gây khó thở và mệt mỏi. Tiếng nói nhỏ, ngại nói, dễ ra mồ hôi, chân tay lạnh – Đó là Đoản khí.

Giải thích về Đoản khí và khí nghịch là:

Một do công năng của phế kém. Phế bình thường có chức năng xuất nhập kihí – Khi

phế yếu, xuất nhập khí rối loạn và khí nghịch lên.

Chức năng của Thận là nạp khí nghĩa là dẫn khí từ trên xuống dưới – Khi Thận yếu không nạp được khí, khí cũng ngược lên.

Tạng Tỳ: Chức năng chủ vận chuyển biên hóa thức ăn – Nghĩa là biến thức ăn thành chất để nuôi dưỡng các tế bào, cấu tạo nên các tế bào. Chất cặn thải ra ngoài. Khi

Tỳ yếu, chức năng vận chuyển biến hóa kém sẽ sinh đàm. Đàm là sản vật bệnh lý lưu

hành khắp cơ thể, nó dừng ở đâu sinh bệnh ở đó: Dừng ở khớp sinh bệnh khớp, dừng ở phế sinh bệnh ở phế. – Đàm sẽ sinh tắc nghẽn cản trở xuất nhập khí mà sinh háo suyễn.

Háo – Suyễn là từ gép chỉ 2 chứng bệnh. Háo chỉ Hen phé quản. Còn Suyễn là chỉ

tình trạng khó thở nói chung do rất nhiều nguyên nhân trong đó có loại khó thở của

 Háo.

Do vậy phòng và chữa Háo– Suyễn có khác nhau – Trong phạm vi bài này chỉ đề

cập tới khi chuyển mùa cần lưu tâm với người HPQ thế nào?

Nói chuyển mùa là nói sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm- Đặc biệt là từ nóng sang lạnh - Từ Hạ sang Thu – Từ Thu sang Đông. Nơi dùng điều hòa nhiệt độ(crimatiseur) cũng

làm thay đổi nhiệt độ. Có thể coi là một loại chuyển mùa đặc biệt – Khi lạnh thường

làm giảm sức đề kháng, làm bệnh dễ bùng phát.

-          Tránh lạnh và gió đột ngột – Giữ ẩm và kín ngoài da.

-          Tránh bụi, múi khét, thui thối.

-          Không để môi trường thở quá khô hay quá ẩm.

-          Tránh gắng sức gây mệt.

-          Sinh hoạt điều độ, không để thận tinh hao tổn quá mức.

-          Tránh thức ăn mẫn cảm đễ bùng phát cơn khó thở như da gà, tôm, cua,

nhộng…Mõi người phải tự tìm ra thức ăn không tốt cho mình và tránh. Hạn chế bia rượu

-          Giữ cho tinh thần được vui tươi, hạn chế lo nghĩ buồn phiền – Muốn vậy cũng cần

có lòng vị tha và tri túc biết thế nào là đủ để dừng.

Để điều trị:            + Có thể áp dụng phương pháp không dùng thuốc như:

 Luyện khí công, luyện thở.

Xoa bóp vùng cổ gáy với các động tác: Day, phân, miết và ấn huyệt  Phong trì, Định suyễn, phế du.

+ Dùng thuốc: có rất nhiều vị thuốc và bài thuốc tốt nhưng cần đựơc thầy thuốc khám

và chữa cho thích hợp.

Thí dụ: để cắt cơn khó thở, có thể dùng:

Bài Tam tử giáng khí Tô tử

La bạc tử

Bạch giới tử liều từ 4-12g tùy tuổi, sắc uống.

Hoặc dùng Nhân sâm hãm nước uống, công thức:

Nhân sâm 12g

Gừng 8g

Cam thảo 6g

Trẻ em HPQ có thể kèm theo sốt, có thể dùng bài: Ma hạnh thạch cam thang gia giảm:

Huyền sâm, tô tử.

Thành phần:                Ma hòang 6g              Hạnh nhân6g

Thạch cao 10g              cam thảo 4g

Huyền sâm 4g                    Tô tử 4g

Sắc uống.

Người lớn bị HPQ có thể dùng bài : “ Định suyễn thang gia giảm”

Ma hoàng 12g                       Ngũ vị 8g

Tô tử 12g                               Tử uyển 12

Khoản đông hoa 12   Xuyên bối mẫu 12g

Cam thảo 6g              Sinh khương 3lát                                 sắc uống.

Vị thuốc và bài thuốc chữa HPQ có nhiều. Nhưng muốn hiệu quả cao mà an toàn, nên có thầy thuốc chuyên khoa khám và gia giảm cho thích hợp với từng người.
Việc chữa bệnh HPQ cần chú ý phối hợp với phòng bệnh trước HPQ, trong lúc bị HPQ

và lúc điều trị đều cần thiết – 7 điểm trong phòng bệnh nêu trên quan trọng ngang nhau./.

 

LIÊN HỆ LÀM VIỆC
Giáo sư, tiến sĩ
DƯƠNG TRỌNG HIẾU
0912554620

Từ 14h30 đến 19h30
Từ thứ 2 đến thứ 6

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN PHÒNG KHÁM DỊCH VỤ PHÒNG KHÁM CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN HỆ PHÒNG KHÁM
Giới thiệu về phòng khám Khám chữa bệnh Chương trình học tập Gửi câu hỏi tư vấn
Phương châm hoạt động Tư vấn phòng bệnh Chế độ học tập Liên hệ góp ý
Sách đã xuất bản Tự chẩn đoán bệnh Đăng ký học tập Đăng ký khám bệnh
Địa chỉ liên hệ và khám chữa bệnh: Nhà 41, ngõ 378 đường Lê Duẩn, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 0438524215, Mobile: 0912554620; Email: dongphuongyquan@gmail.com; Facebook: facebook.com/dongphuongyquan