TRANG CHỦ   |   GIỚI THIỆU   |   PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG   |   SƠ ĐỒ CHỈ DẪN   |   LIÊN HỆ GÓP Ý  
THÔNG TIN PHÒNG KHÁM
GIỚI THIỆU
PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG
SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN
VIDEO CÁC BÀI GIẢNG
TRANG THIẾT BỊ
SƠ ĐỒ HƯỚNG DẪN
DỊCH VỤ PHÒNG KHÁM
KHÁM CHỮA BỆNH
TƯ VẤN PHÒNG BỆNH
TỰ CHẨN ĐOÁN BỆNH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP
CHẾ ĐỘ HỌC TẬP
ĐĂNG KÝ HỌC TẬP
LIÊN HỆ PHÒNG KHÁM
GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN
LIÊN HỆ GÓP Ý
ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH
LƯỢT TRUY CẬP
   Đang online: 2
  Lượt truy cập:459874
PHÒNG VÀ CHỮA VỊ QUẢN THỐNG (VỊ THỐNG – TÂM HẠ THỐNG)

Vỵ quản thống hay  còn gọi là Tam hạ thông Là tình trạng đau vùng dưới tam hay vùng thượng vị .

Vị quản thống hay còn gọi là tâm hạ thống – là bệnh chỉ tình trạng đau vùng dưới tâm, trên rốn. Đây là chứng bệnh thường gặp.

          Đông y tìm ra trong cơ thể có lục phủ, ngũ tạng (Có sách ghi là Lục tạng). Lục phủ đó là: Đởm, vị, bàng quang, đại trường, tiểu trường, tam tiêu. Ngũ tạng là: Can, tỳ, thận, phế, tâm. Mỗi cơ quan có chức năng riêng. Trong bài này chỉ giới hạn ở phủ vị.

          Vị có quan hệ mật thiết với tỳ nên thường nói là tỳ vị - Tỳ vị cùng nằm trong hành Thổ ở ngũ hành nên chịu tác động theo mối quan hệ tương sinh (Hỗ trợ giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau phát triển) là Tâm sinh tỳ (Hoả sinh Thổ) và mối quan hệ tương khắc: Can khắc tỳ (Mộc khắc thổ) – Tương khắc là quá trình ức chế kìm hãm không cho phát triển quá mức. Biết như vậy để suy ra khi Tỳ vị bị  bệnh có thể do bản thân tại vị yếu, hoặc nơi sinh ra nó yếu hoặc do khắc phạt quá mức.

          Nguyên nhân gây bệnh của Vị quản thống được ghi trong từ điển Đông y là do ăn uống no đói thất thường kéo dài hoặc do lo nghĩ kéo dài làm rối loạn công năng của tỳ vị - làm tỳ vị hư yếu. Nguyên nhân do uất ức kéo dài làm tổn thương Can. Can khắc phạt quá mức làm vị khí bị ứ trệ (Can vị bất hoà). Bệnh lâu ngày sinh khí trệ huyết ứ, tổn thương lạc mạch mà sinh Vị quản thống.

          Từ nguyên nhân cũng chia  thành 2 thể là bệnh do Can vị bất hoà, hai là tỳ vị hư hàn.

-          Biểu hiện của Can Vị bất hoà là:

Vùng bụng trên rốn đau đầy chướng, đau lan toả mạng sườn, tính tình thất thường,dễ cáu giận, ợ chua, đắng miệng, mạch huyền sác (Cứng và nhanh).

-          Biểu hiện của tỳ vị hư hàn: Người bệnh đau bụng vùng trên rốn, đau âm ỉ, xoa nhẹ hoặc chườm nóng ấm thì dễ chịu, ợ hơi không ợ chua, chân tay lạnh, phân nát, rêu lưỡi trắng, lưỡi nhờn, bệu, mạch trầm tế.

Phòng bệnh trong nội kinh đã ghi nên sinh hoạt, ăn uống điều độ, không ăn quá no, không để quá đói kéo dài – Không ăn quá nhiều chất cay nóng, chất nhờn béo, ăn nhiều chất ngọt hại tỳ, ăn nhiều chất chua hại can, nhiều chất đắng hại tâm.

     Trong quan hệ với mọi người nên hoà khí, tĩnh tâm nếu phải lo nghĩ quá mức hay chịu uất ức kéo dài là bất lợi, dễ sinh bệnh.

     Điều trị cắt cơn đau có thể luyện khí công, có thể xoa bóp hay châm cứu (Ở nơi chuyên khoa châm cứu) các huyệt thường dùng là:

-          Tỳ du: Vị trí từ đốt lưng 10 đo ra khoảng 2cm

-          Vị du: Vị trí từ đổt 11 đo ra khoảng 2cm

-          Túc tam lý: Úp bàn tay cùng bên lên khớp gối, đầu ngón tay 4 là huyệt.

-          Trung quản: Nằm giữa đường nối mũi ức đến rốn.

-          Thiên khu: Từ rốn đo ngang ra 2cm

Dùng thuốc, tuỳ các địa phương có các kinh nghiệm dân gian như Lá khôi, dùng nghệ mật ong, dùng dạ dày nhím…

     Nhưng để chữa bệnh triệt đểcần được thầy thuốc Đông y khám kỹ rồi có biện chứng luận trị - nghĩa là có chẩn đoán chính xác rồi chọn các vị thuốc cho phù hợp. Sau đây xin giới thiệu kinh nghiệm của các danh y chữa chứng bệnh này:

-          Nếu người đau trướng bụng lan toả 2 mạng sườn, ợ chua – khi căng thẳng thần kinh bệnh tăng lên có thể dùng các vị thuốc sau:

Sài hồ 12g             Quế chi 8g

Bán hạ chế 10g      Cam thảo 8g

Bạch thược 12g     Sinh khương 3 lát           sắc uống.

          - Nếu có táo bón, cơn đau không kể giờ nào nhất định dùng các vị thuốc sau sắc uống:

          Phục linh 10g                   Cam thảo 8g                   Trúc nhự 20g

          Bách hợp 10g                 Ô dược 12g                     Trần bì 12g

          Bán hạ 10g                      Đông qua bì 12g              Chỉ xác 12g

Sinh khương 3 lát             Phù tiểu mạch 12g

-          Nếu thêm triệu chứng đắng miệng, rêu lưỡi nhớt dùng các vị thuốc sau sắc uống:

Bạch truật 16g                     Huyền hồ 8g                Sài hồ 10g

Chỉ sác 10g                          Cốc nha 10g                Bạch đàn hương 8g

Hương phụ 16g                              Cam thảo 6g               Xuyên luyện tử 6g

Bạch đậu khấu 8g                 Hậu phác 10g               Phục linh8g

Mạch nha 15g                                         Sắc uống

-          Người bệnh đau bụng âm ỉ, sau ăn bụng chướng, đắng miệng, miệng khô, không khát, buồn nôn, ợ nước chua, dùng các vị sau sắc uống.

Đan sâm 12g                       Cốc nha 12g                   Mạch nha 12g

Phục linh 10g                        Hương phụ 16g               Bạch tật lê 10g

Bạch thược 10g                    Đương qui 16g

Kê nội kim 10g                     Phật thủ 8g

-          Nếu vị quản thống tái phát, bụng đau nhiều, không thích ai sờ vào bụng, chất lưỡi đỏ sẫm, dùng các vị thuốc sau sắc uống:

Uất kim 10g                              Phật thủ 8g

Bạch thược 12g                        Huyền hồ 8g

Khương hoàng 10g                    Tam thất 10g

Tóm lại cách chữa Vị quản thống rất phong phú, thầy thuốc khám kỹ sẽ biết người bệnh đơn thuần vị thống hay còn kiêm bệnh gì khác để cho bài thuốc cho hiệu quả. Để giảm số người mắc bệnh và tăng cường hiệu quả trong điều trị - người bệnh cần chú ý phòng bệnh – ăn uống điều độ, sinh hoạt điều độ, tránh căng thẳng để hoà khí là điều cần thiết hàng ngày./.

LIÊN HỆ LÀM VIỆC
Giáo sư, tiến sĩ
DƯƠNG TRỌNG HIẾU
0912554620

Từ 14h30 đến 19h30
Từ thứ 2 đến thứ 6

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN PHÒNG KHÁM DỊCH VỤ PHÒNG KHÁM CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN HỆ PHÒNG KHÁM
Giới thiệu về phòng khám Khám chữa bệnh Chương trình học tập Gửi câu hỏi tư vấn
Phương châm hoạt động Tư vấn phòng bệnh Chế độ học tập Liên hệ góp ý
Sách đã xuất bản Tự chẩn đoán bệnh Đăng ký học tập Đăng ký khám bệnh
Địa chỉ liên hệ và khám chữa bệnh: Nhà 41, ngõ 378 đường Lê Duẩn, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 0438524215, Mobile: 0912554620; Email: dongphuongyquan@gmail.com; Facebook: facebook.com/dongphuongyquan