TRANG CHỦ   |   GIỚI THIỆU   |   PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG   |   SƠ ĐỒ CHỈ DẪN   |   LIÊN HỆ GÓP Ý  
THÔNG TIN PHÒNG KHÁM
GIỚI THIỆU
PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG
SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN
VIDEO CÁC BÀI GIẢNG
TRANG THIẾT BỊ
SƠ ĐỒ HƯỚNG DẪN
DỊCH VỤ PHÒNG KHÁM
KHÁM CHỮA BỆNH
TƯ VẤN PHÒNG BỆNH
TỰ CHẨN ĐOÁN BỆNH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP
CHẾ ĐỘ HỌC TẬP
ĐĂNG KÝ HỌC TẬP
LIÊN HỆ PHÒNG KHÁM
GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN
LIÊN HỆ GÓP Ý
ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH
LƯỢT TRUY CẬP
   Đang online: 2
  Lượt truy cập:459301
VAI TRÒ CỦA ĐÔNG Y TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI.

1.     Đông y quan niệm thế nào là người cao tuổi

Cơ thể con người có lục phủ ngũ tạng, tùy thuộc vào mức độ hoạt động của tạng phủ mà con người ở các thời kỳ: sinh, trưởng, lão, bệnh, tử. Trong các tạng: tâm, can, tỳ, phế, thận thì vai trò của lão hóa liên quan nhiều đến tạng thận. Thận thuộc hành thủy. Sách Nội kinh có ghi:

“Con gái 7 tuổi thiên quý đến-cơ thể thay răng mọc tóc; 7 x 2=14: thiên quý đủ- cơ thể phát triển có kinh nguyệt, có thể sinh con;  7 x 7=49:thiên quý cạn, các cơ quan hoạt động đều giảm, cơ thể dần già hóa.

Con trai 8 tuổi thiên quý đến, thay răng mọc tóc; 8 x 2=16: thiên quý đủ- cơ thể phát triển có thể sinh con;  8 x 8=64: thiên quý cạn, các cơ quan hoạt động đều giảm, cơ thể dần già hóa.”

Như vậy nữ 49 tuổi, nam 64 tuổi có biến đổi nhiều. Ngày nay tuổi thọ cao nên tuổi này có thể nâng lên nhưng cơ bản vẫn theo quy luật này.

Người cao tuổi thường mắc bệnh gì?

Ở người cao tuổi các tạng phủ đều giảm hoạt động nên chính khí (sức đề kháng) giảm và tà khí (tác nhân gây bệnh) có thể tấn công vào nhiều tạng phủ- xuất hiện nhiều bệnh tật:

-         Tâm chủ thần minh: người già hay quên, dễ lẫn, mất ngủ...

-         Tỳ chủ vận hóa: người già hay chán ăn, chậm tiêu, táo bón hoặc ỉa lỏng

-         Can chủ cân, tàng huyết: người già dễ chóng mặt, hoa mắt, đau mỏi cơ bắp, đi lại khó, mắt mờ

-         Phế chủ khí: người già thường ho, thở yếu, chóng mệt

-         Thận chủ cốt, tàng tinh: người gìa hay đau lưng, đau xương, mỏi gối, tai ù, giảm thính (nghe kém) hoạt động sinh dục giảm, dễ bị tiêu khát (tiểu đường).

Trong phạm vi bài này xin giới thiệu về bệnh lý ở thận

2.     Giới thiệu 2 nhóm bệnh cụ thể:

a.      Bệnh ở xương cổ và xương thắt lưng

-         Thoái hóa đốt sống cổ, hẹp đốt sống cổ thường có các triệu chứng:

+ hay mỏi đau cổ gáy, đau đầu

+ đổi tư thế dễ choáng

+ có thể tê đau vai, cánh cẳng tay ngón bàn tay

+ nấc, nghẹn                

-         Thoái hóa đốt sống thắt lưng thường có các triệu chứng sau:

+ đau vùng thắt lưng, đau lan xuống mông, chân, gót chân

+ dễ bị chuột rút khi gặp lạnh (thận và bàng quang liên quan)

+ có thể rối loạn đại tiểu tiện (thận chủ nhị tiện)

+ cúi ngửa hạn chế đi nhiều, đứng lên đều đau tăng

Bệnh ở thận ảnh hưởng đến hoạt động sinh dục- giảm hoạt động sinh dục

b.     Bệnh tiêu khát: biểu hiện triệu chứng điển hình là

+ ăn nhiều, uống nhiều

+ đái nhiều

+ mệt mỏi, gày sút

Bệnh mắc lâu triệu chứng nhiều khi không rõ.

Ngày nay kết hợp với y học hiện đại: xét nghiệm máu để xác định chẩn đoán cẩn đoán sớm và chính xác bệnh tiêu khát (tiểu đường)

Nguyên nhân do thận âm hư, huyết ứ, phế âm hư, vị nhiệt

3.      Cách phòng và chữa bênh ở người già thế nào?

-         Sinh hoạt điều độ: giờ nào ăn, giờ nào ngủ, giờ nào lao động học tập, giải trí. Khi giờ ăn thay đổi gọi là quá bữa, sẽ chán ăn. Khi giờ ngủ thay đổi là quá giấc sẽ khó ngủ.

-         Ăn thức ăn đủ tứ khí: hàn nhiệt, ôn lương  

l       đủ ngũ sắc: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen

l       đủ ngũ vị: chua, cay, mặn, ngọt, đắng

không quá thiên về khí nào hay vị nào. Mỗi màu mỗi vị sẽ vào 1 tạng nhất định để bổ cho tạng đó. Riêng người bệnh tiểu đường không ăn đường và quả ngọt, giảm thịt mỡ, nên ăn các loại dưa, các loại đậu.

-         Không đứng lâu, ngồi lâu, không khiêng vác nặng

 

Dùng thuốc:

-         Bổ thận âm và dương

-         Bổ khí huyết

Bài thuốc chữa bệnh cột sống:

Thục địa                                   Hoài sơn

Sơn thù                                              Đan bì

Đỗ trọng                                  Độc hoạt

Đương qui                                Xích thược 

Hồng hoa

Bài thuốc chữa bệnh tiêu khát

Sinh địa                                              Hoài sơn

Sơn thù                                              Sinh k

Thiên hoa phấn                         Xích thược

Tri mẫu                                              Hoàng bá

Tùy bệnh thày thuốc sẽ gia giảm cho thích hợp

Nên kết hợp với xoa bóp vùng cột sống, cạnh cột sống vùng cổ và thắt lưng. Có thể kết hợp với châm cứu, giác và kéo dãn cột sống cổ và thắt lưng.

Cũng có thể rang ngải cứu, hoc lá lốt; dải ra giường để nằm đè thắt lưng vào đó giúp cho chân thận được ấm lên

LIÊN HỆ LÀM VIỆC
Giáo sư, tiến sĩ
DƯƠNG TRỌNG HIẾU
0912554620

Từ 14h30 đến 19h30
Từ thứ 2 đến thứ 6

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN PHÒNG KHÁM DỊCH VỤ PHÒNG KHÁM CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN HỆ PHÒNG KHÁM
Giới thiệu về phòng khám Khám chữa bệnh Chương trình học tập Gửi câu hỏi tư vấn
Phương châm hoạt động Tư vấn phòng bệnh Chế độ học tập Liên hệ góp ý
Sách đã xuất bản Tự chẩn đoán bệnh Đăng ký học tập Đăng ký khám bệnh
Địa chỉ liên hệ và khám chữa bệnh: Nhà 41, ngõ 378 đường Lê Duẩn, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 0438524215, Mobile: 0912554620; Email: dongphuongyquan@gmail.com; Facebook: facebook.com/dongphuongyquan